Thị trường bất động sản châu Á có một năm ấn tượng về lượng vốn đầu tư. Có tới 40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài rót vào thị trường này năm 2014, tăng 23% so với 2013.
Theo báo cáo về tình hình đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản mà CBRE vừa công bố, năm 2014 là năm ấn tượng và sôi động về nguồn vốn đầu tư bất động sản.
Số liệu thống kê của đơn vị này cho thấy, có khoảng 40 tỉ USD nguồn vốn đầu tư nước ngoài được rót vào thị trường bất động sản, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý là hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm từ Trung Quốc và Đài Loan và các công ty bất động sản Trung Quốc tăng cường triển khai vốn đầu tư bất động sản là các hình thức đầu tư mới nổi của năm vừa qua.
Những nhà đầu tư ở châu Á đã bắt đầu thay đổi chiến lược đầu tư khi họ muốn thoát khỏi các thị trường cửa ngõ truyền thống, thay vào đó là họ đầu tư sang khu châu Âu và Trung Đông, châu Phi…
Năm 2013, 60% vốn đầu tư ra nước ngoài tập trung vào 5 điểm đến đầu tư toàn cầu, nhưng con số này đã giảm xuống còn 39% trong năm 2014. Người hưởng lợi của xu hướng này trong năm 2014 gồm Paris ở châu Âu và Los Angeles, San Francisco và Washington ở Mỹ.
Theo CBRE nhận định thì những nhà đầu tư xuyên quốc gia này đang hướng nhiều hơn vào khách sạn và khu công nghiệp.
Báo cáo chỉ ra “Dòng vốn đầu tư châu Á tiếp tục chảy mạnh vào khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi, lên đến 13,7 tỉ USD, bằng với con số của năm 2013. Đầu tư châu Á tại các khu vực khác có sự tăng trưởng đáng kể: Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, khu vực Thái Bình Dương tăng 33%, và tại châu Á là 58%. Tại châu Á, Nhật Bản là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư, tiếp theo là Trung Quốc.”
Ada Choi, Giám đốc nghiên cứu cấp cao của CBRE châu Á nhận định, Singapore vẫn giữ vị trí hàng đầu về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, sau đó là Trung Quốc và Hồng Kông. Các nhà đầu tư Singapore tìm kiếm ở bên ngoài vì sức ép của thị trường nội địa và sự thiếu hụt các tài sản có thể đầu tư. Trong khi tăng trưởng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc lại bị chi phối bởi sự xuất hiện của các nguồn vốn bất động sản mới, đặc biệt các công ty bảo hiểm tìm cách phân bổ nhiều hơn vào bất động sản dưới nhiều quy tắc thoáng hơn.
Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư châu Á có thâm niên từ Hàn Quốc và Nhật Bản đang mở rộng mức độ ảnh hưởng thông qua các quỹ gián tiếp và hội giao dịch. Các nguồn vốn như thế này sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng sự xuất hiện của các dòng vốn đầu tư mới như các công ty bảo hiểm của Trung Quốc và Đài Loan sẽ để lại nhiều cột mốc quan trọng trên thị trường bất động sản toàn cầu trong một vài năm tới.
Còn Marc Giuffrida, Giám đốc Điều hành Thị trường vốn toàn cầu, khu vực châu Á cho rằng việc mua lại các tài sản thuộc sở hữu của các công ty tiếp tục thu hút đầu tư, và New York và London vẫn là điểm đến hàng đầu. Xu hướng này có thể được nhìn thấy rõ nhất trong sự sụt giảm tổng số vốn đầu tư của năm điểm đến toàn cầu trong tổng số vốn đầu tư xuyên biên giới châu Á.
Nhật Minh
Theo Trí thức trẻ
Theo báo cáo về tình hình đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản mà CBRE vừa công bố, năm 2014 là năm ấn tượng và sôi động về nguồn vốn đầu tư bất động sản.
Số liệu thống kê của đơn vị này cho thấy, có khoảng 40 tỉ USD nguồn vốn đầu tư nước ngoài được rót vào thị trường bất động sản, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý là hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm từ Trung Quốc và Đài Loan và các công ty bất động sản Trung Quốc tăng cường triển khai vốn đầu tư bất động sản là các hình thức đầu tư mới nổi của năm vừa qua.
Những nhà đầu tư ở châu Á đã bắt đầu thay đổi chiến lược đầu tư khi họ muốn thoát khỏi các thị trường cửa ngõ truyền thống, thay vào đó là họ đầu tư sang khu châu Âu và Trung Đông, châu Phi…
Năm 2013, 60% vốn đầu tư ra nước ngoài tập trung vào 5 điểm đến đầu tư toàn cầu, nhưng con số này đã giảm xuống còn 39% trong năm 2014. Người hưởng lợi của xu hướng này trong năm 2014 gồm Paris ở châu Âu và Los Angeles, San Francisco và Washington ở Mỹ.
Theo CBRE nhận định thì những nhà đầu tư xuyên quốc gia này đang hướng nhiều hơn vào khách sạn và khu công nghiệp.
Báo cáo chỉ ra “Dòng vốn đầu tư châu Á tiếp tục chảy mạnh vào khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi, lên đến 13,7 tỉ USD, bằng với con số của năm 2013. Đầu tư châu Á tại các khu vực khác có sự tăng trưởng đáng kể: Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, khu vực Thái Bình Dương tăng 33%, và tại châu Á là 58%. Tại châu Á, Nhật Bản là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư, tiếp theo là Trung Quốc.”
Ada Choi, Giám đốc nghiên cứu cấp cao của CBRE châu Á nhận định, Singapore vẫn giữ vị trí hàng đầu về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, sau đó là Trung Quốc và Hồng Kông. Các nhà đầu tư Singapore tìm kiếm ở bên ngoài vì sức ép của thị trường nội địa và sự thiếu hụt các tài sản có thể đầu tư. Trong khi tăng trưởng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc lại bị chi phối bởi sự xuất hiện của các nguồn vốn bất động sản mới, đặc biệt các công ty bảo hiểm tìm cách phân bổ nhiều hơn vào bất động sản dưới nhiều quy tắc thoáng hơn.
Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư châu Á có thâm niên từ Hàn Quốc và Nhật Bản đang mở rộng mức độ ảnh hưởng thông qua các quỹ gián tiếp và hội giao dịch. Các nguồn vốn như thế này sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng sự xuất hiện của các dòng vốn đầu tư mới như các công ty bảo hiểm của Trung Quốc và Đài Loan sẽ để lại nhiều cột mốc quan trọng trên thị trường bất động sản toàn cầu trong một vài năm tới.
Còn Marc Giuffrida, Giám đốc Điều hành Thị trường vốn toàn cầu, khu vực châu Á cho rằng việc mua lại các tài sản thuộc sở hữu của các công ty tiếp tục thu hút đầu tư, và New York và London vẫn là điểm đến hàng đầu. Xu hướng này có thể được nhìn thấy rõ nhất trong sự sụt giảm tổng số vốn đầu tư của năm điểm đến toàn cầu trong tổng số vốn đầu tư xuyên biên giới châu Á.
Nhật Minh
Theo Trí thức trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét